THỦ TỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHÃN HIỆU

Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Trình tự thực hiện
  •  Xác định lý do và phạm vi sửa đổi
  • Chuẩn bị hồ sơ sửa đổi, bổ sung 
  • Hồ sơ cần có:
  • Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu nhãn hiệu/thương hiệu.
  • Các tài liệu sửa đổi, bổ sung như mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ, tài liệu pháp lý về thay đổi tên, địa chỉ (nếu có), hoặc tuyên bố thay đổi đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có).
  • Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
  •  Nộp phí và lệ phí
  • Chờ kết quả từ Cục Sở hữu trí tuệ
  • Cách thức thực hiện:
  • Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:
    • Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
    • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu nhãn hiệu theo quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
    • Các tài liệu liên quan: Tài liệu chứng minh thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) hoặc giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)
    • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
    • Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)
  • Thời hạn giải quyết: 
  • Trước khi đơn được chấp nhận hợp lệ: khoảng 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • Sau khi có thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ về việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi thông tin: thời gian có thể kéo dài thêm 03 tháng tùy vào từng trường hợp.
  • Đối tượng thực hiện thủ tục: Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu.
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 
  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
  • Chấp nhận đơn: Đơn hợp lệ sẽ được thông báo và tiến hành công bố.
  • Từ chối đơn: Nếu không đáp ứng yêu cầu, sẽ có thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận.
  1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
  • Công ty hợp danh phải xác định rõ phạm vi và lý do sửa đổi.
  • Đảm bảo không làm thay đổi bản chất đối tượng đăng ký.
  • Cung cấp đầy đủ tài liệu yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
  • Tuân thủ các quy định về mẫu đơn và tài liệu theo
  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Tuyết Lan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan