Những sai lầm phổ biến về đăng ký bản quyền thương hiệu mà Start-up hay mắc phải

ANCOFI – Đăng ký bản quyền thương hiệu không chỉ giúp ngăn chặn việc sao chép, sử dụng trái phép thương hiệu mà còn tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, các Start-up thường chỉ phát triển sản phẩm mà bỏ qua hoặc xem nhẹ vấn đề này. Vậy những sai lầm phổ biến mà các startup thường mắc phải khi đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? Cùng Ancofi tìm hiểu nhé!

Không bảo hộ thương hiệu ngay từ đầu

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Start-up chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm hay marketing rầm rộ để thu hút người tiêu dùng mà quên mất rằng thương hiệu là tài sản quan trọng. Đến khi thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường thì họ mới nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Lúc này, nếu thương hiệu đã được một bên khác đăng ký bảo hộ trước thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ vướng vào các tranh chấp pháp lý và bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Hơn thế, đây có thể được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bất cứ lúc nào cũng có thể bị xử phạt. 

Không đăng ký bảo hộ ngay từ đầu có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Bởi vì, nếu buộc phải đổi sang thương hiệu mới, doanh nghiệp sẽ mất thời gian và chi phí để xây dựng lại từ đầu, trong khi khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu cũ. Nếu muốn mua lại thương hiệu từ đối thủ, chi phí có thể rất cao, thậm chí vượt quá khả năng tài chính. Dù theo cách nào, doanh nghiệp chậm chân vẫn là bên chịu thiệt.

Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cần được ưu tiên ngay từ đầu để tạo dựng một “tấm khiên” vững chắc trước những cạnh tranh khốc liệt trong tương lai.

Nhầm lẫn giữa thương hiệu, nhãn hiệu, logo

Sự nhầm lẫn giữa thương hiệu, nhãn hiệu và logo là một điều rất phổ biến đối với các doanh nghiệp mới bởi sự tương đồng trong cách sử dụng, kiến thức pháp lý và cách truyền thông thương hiệu. 

Các nhầm lẫn phổ biến có thể gặp phải như khi nói đến “Thương hiệu”, mọi người có thể đang ám chỉ cả tên doanh nghiệp, logo và hình ảnh thương mại, một số người lại cho rằng đăng ký bản quyền logo là đã bảo vệ toàn bộ thương hiệu, hay tệ hơn không hiểu sự khác biệt giữa Cục Sở hữu trí tuệ (bảo hộ nhãn hiệu) và Cục Bản quyền tác giả (bảo hộ logo, tác phẩm nghệ thuật).

Thực tế, thương hiệu là toàn bộ hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, bao gồm tên, logo, giá trị cốt lõi, cảm xúc và trải nghiệm khách hàng. Trong khi đó, nhãn hiệu là phần có thể đăng ký bảo hộ pháp lý, giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Còn logo là hình ảnh nhận diện thương hiệu, có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu (nếu đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ) hoặc bản quyền tác giả (nếu đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả). Để bảo vệ thương hiệu toàn diện, doanh nghiệp cần đăng ký cả nhãn hiệu và logo ngay từ đầu

Chọn tên thương hiệu quá phổ biến hoặc trùng lặp

Một số startup chọn tên thương hiệu dễ gây nhầm lẫn, quá chung chung hoặc mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đặt tên như thế sẽ rất khó để bảo hộ được tên thương hiệu, dẫn đến hồ sơ bị từ chối ngay trong quá trình thẩm định nội dung đơn.

Lúc này điều mà doanh nghiệp cần làm là tra cứu thông tin tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trước khi đăng ký để đảm bảo tên thương hiệu không trùng lặp và có khả năng đăng ký cao.

Không gia hạn đăng ký thương hiệu

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận nhãn hiệu) do Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ có thời hạn sử dụng là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm. Cá nhân, tổ chức cần nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn trong vòng 6 tháng trước khi văn bằng hết hiệu lực, nhưng không được quá 5 năm sau khi văn bằng hết hạn. Nếu quá thời hạn này mà không gia hạn, văn bằng sẽ mất hiệu lực và có thể bị bên khác đăng ký lại.

Nếu doanh nghiệp đã kiểm tra đầy đủ và sẵn sàng đăng ký bảo hộ cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình, thì nên tham khảo quy trình, thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo độc quyền để đảm bảo bảo hộ thương hiệu một cách sớm nhất.

Nếu doanh nghiệp của bạn không có thời gian hoặc kinh nghiệm để đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, độc quyền logo, có thể liên hệ với ANCOFI – Viện chống gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ cần cung cấp thông tin, ANCOFI sẽ thay bạn xử lý toàn bộ quy trình, từ tra cứu, chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đăng ký đến khi nhận kết quả. Mọi thông tin về pháp lý, dịch vụ, doanh nghiệp vui lòng liên hệ 0707 117 888 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Kim Ngân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan