Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu chi tiết dễ hiểu 

Nhãn hiệu là một cách phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp có gặp nhiều khó khăn? Để tránh gặp nhiều rắc rối cũng như mất thời gian làm cho việc đăng ký nhãn hiệu bị chậm trễ các cá nhân tổ chức có thể thông qua các văn phòng luật sư hoặc các Cơ quan, Tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ như ANCOFi. Hãy cùng tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu đơn giản dễ hiểu sau đây

1. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu ?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Để tránh không vi phạm nhãn hiệu của tổ chức cá nhân khác, đồng thời có căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Cũng là cách phát triển thành một thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin tưởng với khách hàng và một căn cứ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu cần hồ sơ gì? Quy trình ra sao? ANCOFi sẽ hướng dẫn cực dễ hiểu

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Trước khi bắt đầu đăng ký nhãn hiệu, việc nghiên cứu sơ bộ là một bước quan trọng. Điều này giúp tránh việc mất thời gian, và vướng vào nhiều vấn đề rắc rối. Hãy cùng tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu đơn giản đúng chuẩn pháp luật

a. Tra cứu nhãn hiệu : Đảm bảo rằng thương hiệu không bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác. Đồng thời là cách để đánh giá xem nhãn hiệu đó được cấp văn bản bảo hộ hay không

Tra cứu Tại đây

b. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu 

Hồ sơ bao gồm:

  • 02 tờ khai theo yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu )
  • 09 mẫu nhãn hiệu kèm theo ( trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Đặc biệt nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả mẫu nhãn hiệu trên tờ khai kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ)
  • Các giấy tờ liên quan (nếu cần)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Số lượng bộ hồ sơ: 01 (bộ)

c. Nộp đơn đăng ký qua 2 hình thức

  • Nộp trực tiếp:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Tp.HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp.HCM

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Tp. Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

  • Nộp trực tuyến 

+ Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

+ Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Lưu ý: Trên thực tế, hình thức nộp đơn trực tuyến đã được áp dụng nhưng phải thông qua khá nhiều quy trình (có chữ ký số hoặc chứng thư số), hơn thế nữa khi nộp phí/ lệ phí, DN chỉ được chuyển tiền thông qua Ngân hàng mà không phải là hình thức khác. Vì thế, nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, DN nên áp dụng hình thức nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện.

d. Theo dõi đơn đăng ký

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn

e. Công bố đơn 

  • Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn; cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Cá nhân, tổ chức được quyền gia hạn văn bằng bảo hộ và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ được quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

 

1 thoughts on “Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu chi tiết dễ hiểu 

  1. Pingback: Sở hữu trí tuệ là gì? Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ - Ancofi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan