Đăng ký bản quyền
Đăng kí bản quyền là một quy trình pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi tác giả, nhà phát minh, doanh nghiệp và cá nhân. Trong môi trường kinh doanh và sáng tạo ngày nay, việc sở hữu bản quyền đảm bảo không chỉ quyền lợi cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong các ngành công nghiệp.
1. Bản quyền tác giả là gì ?
Bản quyền là một loại quyền sở hữu trí tuệ được cấp cho tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền, để kiểm soát việc sao chép, sử dụng, mua bán và trình bày tác phẩm của họ.
1.1 Các loại bản quyền tác giả
- Bản quyền tác phẩm nghệ thuật: Bản quyền áp dụng cho tác phẩm nghệ thuật như hình ảnh, văn bản, âm nhạc, và các sáng tạo khác
- Bản quyền phần mềm và ứng dụng: Bảo gồm các phần mềm, ứng dụng máy tính và mã nguồn, cho phép quy định quyền sử dụng, sao chép, và phân phối
- Bản quyền chế tác: Bao gồm các sáng chế và phát minh mới, cung cấp độc quyền trong việc sản xuất, sử dụng và bán sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan
- Bản quyền thương hiệu: Bao gồm bảo vệ nhãn hiệu, tên thương hiệu và biểu tượng đặc trưng.
1.2. Các lợi ích khi đăng kí bản quyền
Có rất nhiều lợi ích khi đăng ký bản quyền, để tránh bị những rủi ro hoặc những sự cố không đáng có nên đăng ký bản quyền. Một số lợi ích khi đăng ký bản quyền
- Bảo vệ quyền lợi: Đăng ký bản quyền cung cấp bảo vệ pháp lý ngăn chặn người khác sao chép, sử dụng trái phép hoặc thương mại hóa tác phẩm của bạn
- Thúc đẩy sự tin tưởng: Bản quyền giúp doanh nghiệp, cá nhân xây dựng thương hiệu uy uy tín và nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng, đặc biệt là trong việc cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo
- Thúc đẩy kinh doanh quốc tế: Bảo vệ bản quyền quốc tế giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình trên thị trường quốc tế. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận
2. Hồ sơ đăng ký bản quyền
Để đăng ký bản quyền, tác giả cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan (theo mẫu tương ứng tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 06 năm 2023 Thông tư quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.
Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
(Xin đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai)
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả,
01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
3. Các bước đăng ký Bản quyền
Bước 1: Xác Định Thể Loại Tác Phẩm Đăng Ký
Sau khi tác phẩm được hoàn thiện, chủ sở hữu hoặc tác giả cần xác định rõ thể loại tác phẩm mà họ muốn đăng ký bản quyền.
Bước 2: Chuẩn Bị Hồ Sơ Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả
Chọn loại hình tác phẩm và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định của cơ quan chức năng.
Bước 3: Soạn Thảo Hồ Sơ Đăng Ký Quyền Tác Giả
Nội dung hồ sơ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm thông tin chi tiết về tác phẩm, chứng minh sở hữu, và các yếu tố quan trọng khác.
Bước 4: Nộp Hồ Sơ Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả
Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc thông qua đường bưu điện đến các địa chỉ quan trọng như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và TP. Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có khả năng nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ Công trực tuyến:
Bước 5: Cục Bản Quyền Tác Giả Thẩm Định và Cấp Giấy Chứng Nhận
Trong khoảng 01 tháng từ ngày nhận hồ sơ, sau khi hồ sơ được xem xét và chấp nhận là hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Quyền Tác Giả. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu sót, Cục sẽ thông báo và đề xuất điều chỉnh.
Nếu có từ chối, Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản, và tổ chức hoặc cá nhân có thời hạn 01 tháng để sửa đổi. Trong trường hợp không sửa đổi hoặc hồ sơ vẫn không hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ.
Tư vấn: Việc duy trì tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ là quan trọng để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ và hiệu quả