Những ngày lễ, sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 7

ANCOFI – Mùa hè đến cùng với sự háo hức của tháng 7, mang theo những ngày lễ và sự kiện đáng chú ý. Vậy tháng 7 có ngày lễ gì? Điều này chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Ngay bây giờ, hãy chuẩn bị sẵn sàng để khám phá và tận hưởng những ngày lễ đáng nhớ trong tháng này thôi nào.

Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam (1/7)

Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 là ngày lễ đầu tiên trong tháng 7 được lập ra nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm y tế. Ngày 1/7 là ngày khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Những ngày lễ, sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 7

Ngày Quốc tế Hợp tác (6/7)

Ngày Hợp tác Quốc tế được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định cứ vào thứ 7 đầu tiên của tháng 7 sẽ tổ chức sự kiện này. Do đó, Ngày Quốc tế Hợp tác năm 2024 sẽ diễn ra thứ 7, ngày 6/7. Sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh vai trò của của hợp tác xã trong phát triển kinh tế – xã hội.

Ngày Quốc tế Nụ hôn (6/7)

Một ngày lễ trong tháng 7 có ý nghĩa và được nhiều người trên thế giới đón nhận đó là Ngày Quốc tế Nụ hôn. Ngày lễ diễn ra vào ngày 6/7 hàng năm và được công nhận vào năm 2000. Mục đích của ngày lễ Nụ hôn để khuyến khích mọi người dành những nụ hôn thân thiết cho người thân, bạn bè, người yêu của mình.

Những ngày lễ, sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 7

Ngày Dân số Thế giới (11/7)

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã quyết định lấy ngày thế giới tròn 5 tỷ dân 11/7 là Ngày Dân số Thế giới nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu. Đây cũng ngày để nhắc nhở các quốc gia và mỗi người trên trái đất về nguy cơ dân số tăng quá nhanh, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như thiếu lương thực, thiếu nơi ở, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường,…

Ngày truyền thống Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong Việt Nam (15/7)

Ngày 15/7/1950 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo thành lập các đội “Thanh niên xung phong” để thực hiện các nhiệm vụ góp phần cùng bộ đội và toàn dân chiến thắng quân địch trên các chiến trường. Ngày 15/7 hàng năm được chọn làm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam.

Ngày Quốc tế Nelson Mandela (18/7)

Nelson Mandela, Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, đã trở thành biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội. Thế giới ngưỡng mộ ông không chỉ vì sự quyết tâm đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, mà còn vì con đường khó khăn ông đã trải qua để thực hiện ước mơ cao cả đó.

Những ngày lễ, sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 7

Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam (27/7)

Ngày lễ tiếp theo trong các ngày lễ tháng 7 của Việt Nam là Ngày Thương binh Liệt sĩ. Hàng nằm 27/7 là ngày nhân dân cả nước hướng về nghĩa trang liệt sĩ thành tâm dâng hương, tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ. Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ bao đời nay của dân tộc.

Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7)

Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thành lập vào 28/7/1929. Đây là tổ chức đại diện bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của công nhân viên chức, người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức. Là sự kiện bước ngoặt trong quá trình đấu tranh và phát triển của phong trào công nhân Việt Nam.

Ngày Viêm gan Thế giới (28/7)

Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới xác định mức độ và hệ quả nghiêm trọng của bệnh gan. Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới quyết định lấy ngày 28/7 làm ngày Viêm gan Thế giới. Mục đích chính của ngày này là kêu gọi toàn thế giới phòng chống viêm gan và nâng cao nhận thức cộng động về việc loại bỏ bệnh viêm gan.

Ngày Hữu nghị Quốc tế, Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán người (30/7)

Sự kiện cuối cùng trong các ngày lễ tháng 7 là Ngày Hữu nghị Quốc tế, Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán người tổ chức ngày 30/07. Ngày lễ này giúp tăng cường nhận thức của người dân về các hành vi xâm phạm đến quyền con người như bắt bóc, lừa đảo người trái phép với mục đích bán hoặc bóc lột sức lao động. Là ngày toàn thế giới chung tay chống lại hành vi buôn bán người.

Những ngày lễ, sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 7

Tháng 7 Âm lịch

Mùng 1 tháng 7 (ngày cô hồn) (nhằm ngày 1/8 Dương lịch)

Trong các ngày lễ tháng 7 âm lịch, mọi người thường chú trọng ngày cô hồn mùng 1 tháng 7. Theo tín ngưỡng tâm linh của người Châu Á ngày cô hồn Diêm Vương sẽ mở cửa quỷ môn quan cho phép những linh hồn đã qua đời trở về nhân gian. Do đó, tháng 7 âm lịch thường được coi là tháng cô hồn và không may mắn.

Chính vì vậy, vào ngày này nhiều gia đình sẽ thực hiện các hoạt động cúng dường để ma quỷ đỡ quấy phá và cầu bình an, tai qua nạn khỏi. Trong tháng cô hồn mọi người thường quan niệm không nên làm việc lớn như mua đất, xây nhà, khai trương, tổ chức đám cưới,…

Ngày Lễ Thất Tịch 7/7 (nhằm ngày 10/8 Dương lịch)

Các ngày lễ trong tháng 7 âm lịch còn có ngày Lễ Thất tịch ngày 7/7. Trong văn hoá Trung Hoa, tương truyền cứ mỗi năm vào ngày lễ Thất tịch, là ngày duy nhất trong năm chàng trai tên Ngưu Lang và nàng tiên Chức Nữ mới có cơ hội gặp nhau. Nên sau này, ngày 7/7 hàng năm được chọn là một ngày lễ tình nhân biểu tượng cho tình yêu đôi lứa.

Lễ Thất tịch theo văn hoá Việt Nam còn được gọi là “ngày ông Ngâu bà Ngâu” gặp nhau, ngày này trời thường có mưa như thể hiện bao nỗi nhớ thương của hai người yêu nhau.. Vào 07/07, người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong cho tình yêu gặp nhiều may mắn và bền vững.

Ngày Rằm tháng Bảy 15/7 (nhằm 18/8 Dương lịch)

Ở Việt Nam, Rằm tháng 7 được xem là ngày lễ trong tháng 7 quan trọng nhất đối với những người theo đạo Phật. Trong 15/7 sẽ có hai lễ lớn được tổ chức là Lễ Vu Lan và Lễ xá tội vong nhân.

Lễ xá tội vong nhân là các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên và các linh hồn lang thang, không có người thờ cúng. Do vậy, ở nhiều nơi thường gọi lễ này là cúng cô hồn, hay cúng thí thực.

Đồng thời trong ngày 15/7 âm lịch còn là lễ Vu lan báo hiếu rất được coi trọng. Nhiều hoạt động ý nghĩa như ăn chay, đi chùa, niệm Phật, thả đèn hoa đăng,… được tổ chức để giúp mọi người tỏ lòng thành kính, biết ơn bố mẹ, ông bà.

Tháng 7/2024 có ngày nghỉ nào được hưởng nguyên lương không?

Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, theo quy định nêu trên, thì trong tháng 7/2024 người lao động không có ngày nghỉ nào được hưởng nguyên lương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan