Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

ANCOFI – Ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam là một ngày lễ riêng được tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày này còn được gọi tắt với tên gọi Ngày Báo chí Việt Nam và diễn ra vào 21/6 hàng năm. Bởi lẽ, số đầu tiên của tờ báo Thanh niên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xuất bản vào ngày 21/6/1975. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền báo chí Cách Mạng tại Việt Nam.

Việc kỷ niệm Ngày Báo Chí Cách Mạng hàng năm tại Việt Nam có mục đích nhấn mạnh và nâng cao trách nhiệm xã hội, vai trò của báo chí trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với công chúng. Đồng thời, đây cũng là động lực để tăng cường công cuộc lãnh đạo của Đảng với báo chí.

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam diễn ra vào ngày 21 tháng 6 hàng năm nhằm mục đích tôn vinh những nhà báo cách mạng, những người đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, và tri ân tới các nhà báo đã mang lại nguồn thông tin, kiến thức hữu ích cho nhân dân.

Ngày 21/6/1925, cơ quan ngôn luận của tổ chức ‘Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội’ – Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã ra số đầu tiên, đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta. Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 21/6/1925, cơ quan ngôn luận của tổ chức ‘Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội’ – Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã ra số đầu tiên, đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta. Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, ngày 5/2/1985, Ban Bí thư quyết định lấy ngày 21/6 hằng năm là Ngày Báo chí Việt Nam. Đến ngày 21/6/2000, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang của Báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ người làm báo đã đồng hành cùng dân tộc suốt hơn chín thập kỷ qua và có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những đóng góp quan trọng, những thành tích nổi bật của đội ngũ những người làm báo trong 99 năm qua đã làm ngời sáng truyền thống vẻ vang của báo chí và đội ngũ người làm báo cách mạng. Ðó là tinh thần đoàn kết, là sự gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Ðảng, với Tổ quốc và dân tộc. Ðó là tinh thần chiến đấu và phẩm chất tiên phong, luôn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng, kiên quyết bảo vệ công lý và lẽ phải. Luôn đổi mới sáng tạo, phát hiện cái mới, khẳng định và bảo vệ cái mới, cố gắng cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng để tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí, sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, hiện đại.

Trong thời kỳ phát triển, hội nhập và đổi mới, báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội. Báo chí đã quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời báo chí cũng là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, báo chí cách mạng suốt hơn chín thập kỷ qua đã kiên trì chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng, ra sức phục vụ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tích cực góp phần vào việc phục vụ các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế – văn hóa thời kỳ đổi mới.

99 năm qua (21/6/1925 – 21/6/2024), báo chí Việt Nam không ngừng phát triển phong phú, đa dạng; đang hiện đại hóa kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trở nên hoàn thiện hơn và dần dần toàn diện để đồng bộ “Báo chí đa phương tiện”, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và nhân dân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan